Thông tin cần thiết cho cuộc sống

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

ung thư vòm họng cần được chú ý những gì

Ung thư vòm mũi họng xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong vòm hầu, khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng.
Nguyên nhân ung thư vòm họng: Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân ung thư vòm họng nhưng việc nhiễm vi-rút Epstein Barr (EBV) được xem là có liên quan đến sự phát triển của ung thư vòm họng. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng bao gồm ăn quá nhiều cá muối từ khi còn nhỏ, ăn nhiều thực phẩm bảo quản hoặc lên men và hút thuốc lá. Ngoài ra,còn có một yếu tố mang tính di truyền trong gia đình, những người thân thiết mức độ một (cha mẹ - con cái) với các bệnh nhân ung thư sẽ có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn so với những không có quan hệ gần gũi.
Triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng bao gồm: Chảy máu mũi hoặc tắc nghẽn mũi, đờm có máu, các triệu chứng tai, bao gồm tai bị chẹn, ù tai, khiếm thính, đau đầu, hạch bạch huyết ở cổ sưng lên, sụp mi, nhìn đôi (nhìn một hóa hai, tê mặt do ảnh hưởng của thần kinh sọ não, bệnh trở nặng sẽ có các triệu chứng như như sụt cân, mệt mỏi, đau xương, bị xâm nhiễm.
Sử dụng các xét nghiệm, máy móc để chẩn đoán
Hiện nay khoa học phát triển ngày càng tiến bộ cho nên việc tiến hành chẩn đoán ung thư vòm họng được tiến hành sử dụng nội soi vòm hầu qua mũi. Một ống soi mềm và nhỏ được đưa qua lỗ mũi vào vùng phía sau của hốc mũi và bất kỳ vị trí nào trông có vẻ bất thường hoặc phát triển bất thường đều cần làm sinh thiết để kiểm tra có phải bệnh lý ác tính hay không. Nếu phát hiện có hạch bạch huyết phình to, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm dùng kim chọc hút lấy mẫu sinh thiết.
Đối với các bệnh nhân bị ung thư vòm họng không di căn (giai đoạn I đến IVB), phương pháp điều trị chủ yếu là xạ trị.
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị chỉ tác động đến các tế bào trong khu vực được điều trị. Đối với ung thư vòm hầu, các khu vực được điều trị bao gồm không gian phía sau mũi cũng như hai bên cổ. Hiện nay, các kỹ thuật xạ trị mới hơn như phương pháp xạ trị dưới sự hướng dẫn hình ảnh (IGRT) có thể đưa các bức xạ đến khu vực dự định một cách chính xác hơn, giúp kiểm soát khối bướu tốt hơn và ít tác dụng phụ (bệnh nhân ít bị khô miệng hơn).
Với bệnh nhân mắc ung thư vòm hầu ở giai đoạn đầu có thể áp dụng xạ trị đơn thuần.
Đối với các bệnh nhân ở ung thư muộn (khối u xâm lấn đáy hộp sọ hoặc kiểm tra thấy có sự xâm nhiễm dây thần kinh sọ) và/hoặc giai đoạn hạch muộn (các hạch lớn, xuất hiện các hạch cổ hai bên hoặc các hạch lan rộng đến nền cổ), sẽ được áp dụng hóa trị cùng với xạ trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Vai trò của phẫu thuật trong điều trị ung thư vòm họng hầu rất giới hạn. Phẫu thuật chỉ có thể xem xét áp dụng ở những bệnh nhân có khối bướu tái phát trong vùng mũi sau. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể tiến hành phẫu thuật ở cổ đối với các bệnh nhân vẫn còn sự hiện diện của hạch dù đã trải qua xạ trị, hoặc ở những bệnh nhân tái phát chỉ duy nhất ở hạch cổ.
Hóa trị vẫn là phương pháp điều trị chính cho các bệnh nhân bị ung thư di căn, và cho những bệnh nhân bị ung thư tái phát sau xạ trị.

Nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng

Trước đây, thuốc lá được xếp là nguyên nhân ung thư vòm họng hàng đầu gây nên bệnh này. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy việc quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ cao gây nên căn bệnh này.
Việc quan hệ tình dục qua đường miệng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh hoa liễu như lậu, giang mai, u nhú, sùi mào gà… 
Đặc biệt, nguy cơ ung thư vòm mũi họng ở mức báo động, lên đến 340% ở những người quan hệ bằng miệng với 6 bạn tình trở lên. Bởi nhiễm EBV lây lan qua nước bọt và chất tiết đường sinh dục.
Khi quan hệ tình dục bằng miệng, nếu bạn tình bị nhiễm HPV thì bạn có nguy cơ lây bệnh tương đối cao, xấp xỉ khoảng 90%. Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải ai có virus HPV trong người đều phát triển thành ung thư ngay lập tức mà virus sẽ sống tiềm tàng trong cơ thể, đợi hệ miễn dịch suy yếu mới gây bệnh. Theo các nhà khoa học, ung thư họng miệng gây ra chủ yếu bởi chủng virus HPV 16 và 18, chủng virus HPV gây bệnh ở đường sinh dục.




Ăn quá nhiều cá muối từ khi còn nhỏ, ăn nhiều thực phẩm bảo quản hoặc lên men cũng là tác nhân gây ung thư. Người Việt Nam có sở thích và thói quen ăn các đồ muối mặn, lên men nên tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cũng khá cao. Bệnh ung thư vòm mũi họng ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt hay mắc phải là ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60.

Nguồn tham khảo thêm:
http://ungbuouvietnam.blogtiengviet.net/2015/02/12/ung_th_vom_h_ng_t_vi_c_n_u_ng_khong_m_b_

Gây ung thư vòm họng từ v

Nguyên nhân của ung thư vòm họng hiện vẫn chưa thể khẳng định cụ thể. Virut EBV (Epstein Barr Virus) có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây xáo trộn gì. Thói quen ăn cá muối khô từ tuổi nhỏ kích hoạt virus gây ung thư vòm họng. Cá muối khô là thức ăn để dành có chứa nitrosamin, chất lâu ngày có thể gây ung thư mạnh. Các tác nhân khác kích hoạt virus gồm: chất benzopyren, khói công nghiệp, hóa chất bốc hơi, viêm vòm họng mãn tính, khói thuốc lá, rượu, tiếp xúc với forol, bụi gỗ. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng còn có liên quan tới yếu tố chủng tộc và gia đình.
Nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo nghiên cứu thì các yếu tố sau đây có nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng:
Các yếu tố môi trường: Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ) được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm mũi họng.
Virus Epstein-barr: Gen của virút epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.

Thuốc lá, rượu cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.
Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gen ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.
Tuổi và giới:
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thấp nhất là 5 và cao nhất là 85, tuy nhiên lứa tuổi hay gặp nhất từ 30 - 55 chiếm tỉ lệ 70%.
Giới tính: Bệnh gặp ở cả hai giới, tuy nhiên tỉ lệ nam/nữ = 2,5/1.
Hiện tại các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc xin phòng virus Epstein-barr, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư vòm. Trong khi chờ đợi các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như trên chúng ta có thể áp dụng các biện pháp khác để nâng cao sức khỏe nói chung, hạn chế các yếu tố nguy cơ khác của ung thư vòm như:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.
- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối…
- Điều trị sớm những viêm nhiễm ở đường mũi họng.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to… nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng sớm để được nội soi vòm, loại trừ bệnh.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Ung thư vú được phát hiện như thế nào

Những thông tin mới cập nhật cho những bệnh nhân ung thư vú nam ở cả nam và nữ.
Nữ diễn viên và nhà hoạt động xã hội Angelina Jolie đã tạo ra làn sóng mạnh mẽ vào tháng 5/2013 khi cô quyết định cắt bỏ toàn bộ vú sau khi nhận được kết quả dương tính với gen BRCA1 – loại gen đột biến tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Quyết định của Jolie tạo động lực cho những người mong muốn được tư vấn về di truyền và nguy cơ mắc ung thu vú ung thư vú. Tại Anh, số người đăng ký kiểm tra gen di truyền tăng gấp đôi sau khi Jolie công bố với báo giới về ca phẫu thuật vú của mình. Rất nhiều người trong số đó có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, giống như Jolie.

Xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc ung thư vú
Kiểm tra gen đột biến BRCA1 không phải là cách duy nhất để đánh giá nguy cơ mắc ung thư vú. Hiện tại, các nhà nghiên cứu tại Đại học London đang sử dụng phương pháp xét nghiệm máu đơn giản nhằm dự đoán khả năng mắc ung thư vú bằng cách xét nghiệm một số biểu sinh nhất định.
Việc áp dụng và mở rộng phương pháp này sẽ là bước đột phá lớn trong y học vì đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản, không gây đau đớn lại mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, khi điều kiện y tế còn khó khăn, thì phương pháp này sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.
Hình ảnh 3D sẽ là tương lai của việc chẩn đoán ung thư vú nam phát hiện
Công nghệ hình ảnh 3D mới tên là Tomosynthesis sẽ tạo ra bước đột phá trong việc xác định chính xác các khối u. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí AMA kết luận rằng, trong hơn 170,000 xét nghiệm sử dụng cả chụp nhũ ảnh kỹ thuật số và Tomosynthesis, các bác sĩ có thể tăng tỉ lệ phát hiện ung thư, đồng thời giảm số lần bệnh nhân phải quay trở lại bệnh viện vì chưa có kết luận cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, sử dụng đồng thời phương pháp chụp nhũ ảnh và Tomosynthesis có thể phát hiện ung thư dễ dàng hơn so với chỉ áp dụng chụp nhũ ảnh. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ có thể phát hiện ung thư lây lan với tỷ lệ 4,1/1.000 (so với tỷ lệ cũ là 2,9/1.000).
Một số thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc có lượng estrogen cao, có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn tới 50% so với những người không sử dụng thuốc hoặc những người đã ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Elisabeth F. Beader, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hulchinson cho biết, các lý giải về kết quả cần được thực hiện chi tiết và thận trọng.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng rất khó phát hiện sớm vì ung thư ở vị trí hóc hiểm và các triệu chứng thì lập lờ. Cần phải có chẩn đoán từ phía các bác sĩ, để biết giai đoạn bệnh, dấu hiệu về sức khỏe có phương pháp điều trị ung thư vòm họng phù hợp.
Nguyên nhân ung thư vòm họng chưa được phát hiện nhưng những thông tin về nguy cơ được phát hiện
Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, chỉ có khoảng 7/1 triệu người ở Bắc Mỹ mắc loại ung thư này.
Tuy nhiên, bệnh rất phổ biến ở một số khu vực sau:
- Phía Đông Nam, Trung Quốc
- Các khu vực châu Á
- Bắc Phi
- Người dân Inuit ở Alaska và Canada
- Các nhóm người nhập cư Trung Quốc và Hmong ở Mỹ
Tại Hoa Kỳ, ung thư vòm họng thường được tìm thấy ở người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và người da trắng.
Bạn có nhiều khả năng mắc loại ung thư này nếu bạn:
Là nam giới
Ít hơn 55 tuổi
Chế độ ăn nhiều cá và thịt muối
Có tiền sử gia đình bị ung thư vòm họng
Có loại gen nhất định có liên quan đến sự phát triển ung thư
Đã tiếp xúc với virus EBV
Các nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố dưới đây được xem là nguy cơ cao để phát triển ung thư vòm họng:
Hút thuốc lá
Uống nhiều rượu
Làm việc ở những môi trường tiếp xúc với bụi gỗ, hay chất hóa học có tên formaldehyde
Khi có các triệu chứng ung thư vòm họng nghi ngờ, người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra cổ, hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng đều có một khối u ở cổ. Đây là một dấu hiệu cho thấy ung thư đang lây lan đến các hạch bạch huyết. Tiếp theo, các bác sĩ dùng một ống sáng linh hoạt đặt vào miệng hoặc mũi để quan sát vòm họng (gọi là nasopharyngoscopy). Bằng cách này, bác sĩ sẽ kiểm tra được các khu vực tăng trưởng bất thường, chảy máu hoặc các vấn đề khác.
Quan sát vòm mũi họng.
Nếu kiểm tra thấy bất thường, người bệnh có thể được chỉ định sinh thiết. Bác sĩ loại bỏ một số lượng nhỏ các mô để quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết cũng có thể tiến hành cùng lúc với nasopharyngoscopy. Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định vị trí ung thư và mức độ lan rộng. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:



Chụp X-quang
Chụp CT
Chụp MRI
Siêu âm cổ
Các xét nghiệm sau đây cũng có thể được thực hiện để khẳng định ung thư hoặc loại trừ ung thư: Xét nghiệm công thức máu (CBC) và xét nghiệm máu khác Thử nghiệm EBV Nếu bạn được chẩn đoán bị ung thư vòm họng, các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện để xác định mức độ ung thư đã lan rộng (điều này được gọi là giai đoạn bệnh).
Xem thêm thông tin về cách điều trị ung thư vòm họng tại đây:

Nghi ngờ mắc ung thư vòm họng bạn cần làm gì



Khi có các triệu chứng ung thư vòm họng nghi ngờ, người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra cổ, hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng đều có một khối u ở cổ. Đây là một dấu hiệu cho thấy ung thư đang lây lan đến các hạch bạch huyết. Tiếp theo, các bác sĩ dùng một ống sáng linh hoạt đặt vào miệng hoặc mũi để quan sát vòm họng (gọi là nasopharyngoscopy). Bằng cách này, bác sĩ sẽ kiểm tra được các khu vực tăng trưởng bất thường, chảy máu hoặc các vấn đề khác.

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Ung thư máu sử dụng ghép tế bào gốc

Diệu Thuần chia sẻ, bệnh tật đến với cô thật bất ngờ. Thuần không nghĩ mình khỏe mạnh vậy mà lại mang bệnh. Những cơn đau chân hành hạ, đau đến không đi lại được và những cơn sốt liên tục, sức khỏe giảm sút, những việc đơn giản nhất như: tắm, gội cũng phải nhờ mẹ, đi lại phải có người cõng… Có những lúc vừa chịu cơn đau, vừa thấp thỏm chờ máu để truyền.
Diệu Thuần cho biết: cuối năm 2011, tôi nằm viện dài ngày, liên tục cần truyền máu nhưng thời điểm cuối năm rất thiếu máu, cả viện thiếu máu, bệnh nhân phải chờ đợi. Mệt mỏi, đau đớn dồn lại, không còn chút sức lực.
Tại thời điểm đó, Diệu Thuần cũng nghe về việc ghép tủy (ghép tế bào gốc) nhưng Thuần không dám hy vọng, cũng không biết có đủ điều kiện để ghép không. Bao nhiêu lo lắng dồn lại nhưng khi được các bác sĩ tư vấn và được sự giúp đỡ của mọ người, Diệu Thuần thấy tự tin hơn và yên tâm để bắt đầu bước vào giai đoạn điều trị mới.
Trải qua 7 năm kiên trì điều trị ung thư máu bằng thuốc nhắm đích Gleevec không có hiệu quả. Đến năm 2012, các y, bác sĩ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã quyết định thực hiện ghép tế bào gốc cho Diệu Thuần. Tế bào gốc lấy từ người anh trai ruột.
Ths. Võ Thị Thanh Bình – Trưởng Khoa ghép Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW - người trực tiếp thực hiện ca ghép cho biết, 30 ngày sau ca ghép, các xét nghiệm tủy của Diệu Thuần đều cho kết quả khả quan. Các chỉ số tế bào máu đã trở lại gần như bình thường….
Kết quả đó như “một phép màu” không chỉ với Diệu Thuần, mà còn mang lại niềm tin điều trị bệnh cho nhiều người bệnh không may mắn mắc bệnh máu, trong đó có những bệnh nhân nhóm bệnh lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt.

Thời điểm này, cũng vừa tròn 2 năm Diệu Thuần điều trị bằng phương pháp mới – ghép tế bào gốc tạo máu, nhưng những dư âm đau đớn của bệnh tật và nỗi thấp thỏm chờ máu vẫn còn chưa phai mờ.
"Trong 3 năm, tôi ăn tết trong hoàn cảnh đối mặt với tử thần vì không có máu để truyền. Rất may mắn khi đó gia đình, bạn bè đã ở bên cạnh, đặc biệt là nhờ vào sự giúp đỡ ân tình của những người chưa bao giờ gặp, sẵn sàng hiến những giọt máu hồng cho tôi”, Diệu Thuần nói.
Được biết, tháng 9/2005, Diệu Thuần phát hiện bệnh máu ác tính, thuộc nhóm bệnh lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt (còn gọi là ung thư máu). Đây cũng là thời điểm Diệu Thuần bước vào đại học. Để trở về cuộc sống như người khỏe mạnh, bình thường. Cô gái đã phải trải qua nhiều khó khăn, nỗ lực chống chọi với bệnh tật.
Diệu Thuần (đeo kính) luôn tham gia vào công tác thiện nguyện, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu.
Hiện giờ, Diệu Thuần đã khỏe mạnh, bắt đầu cuộc sống bình thường, được làm những công việc yêu thích, từ những công việc đơn giản nhất như đi chợ, nấu ăn, gặp gỡ bạn bè, tiếp tục viết thơ, viết truyện ngắn và đã tìm được việc làm tại một công ty về truyền thông và du lịch. Mặc dù vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt, Thuần vẫn phải theo dõi định kỳ 1 tháng 1 lần.
Bên cạnh những công việc đời thường, chia sẻ về những ngày điều trị, nhận được sự giúp đỡ của mọi người, Diệu Thuần luôn mong muốn được khỏe mạnh và muốn góp sức trong việc vận động cộng đồng tham gia hiến máu vì người bệnh. Cũng như, gửi đi thông điệp về nghị lực, niềm tin trong điều trị bệnh. Thực hiện ước mơ này, ngày 21/9 (chủ nhật) này, Diệu Thuần sẽ có mặt tại chương trình hiến máu Festival Nghĩa tình mùa thu – 2014. Chỉ để góp một phần nhỏ bé như các tình nguyện viên để kêu gọi mọi người tham gia hiến máu cho người bệnh.