Thông tin cần thiết cho cuộc sống: ung thư dạ dày

Hiển thị các bài đăng có nhãn ung thư dạ dày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ung thư dạ dày. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

biểu hiện ung thư dạ dày hiện rõ như thế nào

Biểu hiện ung thư dạ dày hiện rõ như thế nào? Thường thì triệu chứng của nó không rõ ràng nhưng nên các biểu hiện này kéo dày khoảng 2 tuần thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra để biết thêm thông tin chi tiết. 

Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Giảm cân đột ngột mà không cần cố gắng có thể là một dấu hiệu của ung thư dạ dày. Kéo theo đó là tình trạng mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó cho dù bạn đang rất đói. Các biểu hiện ung thư dạ dày này cũng có thể là do ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây ra.
Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rõ rệt. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng này mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.
Đại tiện hoặc nôn ra máu
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn.
Khó nuốt
Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
Chán ăn, mệt mỏi kéo dài
Thực tế chán ăn mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết của những người mắc ung thư dạ dày. Nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám.

ung thư dạ dày di căn có chữa đươc không

Ung thư dạ dày thường khó chữa trừ khi được phát hiện sớm (trước khi lan tỏa). Đáng tiếc là ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường có rất ít triệu chứng, khi được chẩn đoán thì thường bệnh đã nặng. Điều trị ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, hoặc xạ trị. Các phương pháp điều trị mới như điều trị sinh học và cải tiến các biện pháp hiện nay đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
Đối với ung thư dạ dày giai đoạn di căn cơ hội chữa khỏi là gần như không có nên mục tiêu của điều trị của giai đoạn này là giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống (giúp bệnh nhân giảm đau đớn, sống lạc quan và thoải mái hơn).


Có hai phương pháp có thể được sử dụng đó là hóa trị và điều trị trúng đích. Hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là trường hợp di căn vì đây là biện pháp điều trị toàn thân. Điều trị trúng đích được áp dụng với những trường hợp giai đoạn nặng kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả cho mục tiêu điều trị và chỉ áp dụng cho những trường hợp ung thư có tế bào khối u là HER2.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư dạ dày nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe người bệnh, tình trạng cụ thể của bệnh, mức độ di căn…vv
Nếu được điều trị tích cực, thời gian sống của người bệnh ung thư dạ dày luôn luôn có cơ hội được kéo dài hơn. Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt có thể sống hơn 5 năm

Sau điều trị ung thư dạ dày


Ung thư dạ dày cách chăm sóc sau điều trị như thế nào? những việc cần tránh? các loại thực phẩm nào cần chú ý?
1. Chế độ ăn uống
Những ngày đầu sau phẫu thuật do chưa có nhu động ruột nên người bệnh được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và phương pháp phẫu thuật mà người bệnh sẽ được chỉ định cho ăn theo đường nào và khi nào thì có thể tiến hành ăn được. Trong những ngày đầu được ăn, bệnh nhân cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm và loãng như cháo, súp, canh… sau đó có mức độ đặc dần. Sau khi ăn bệnh nhân cần được theo dõi các hiện tượng như khó tiêu, ợ hơi, trướng bụng. Người nhà cần báo ngay cho bác sĩ khi xuất hiện những biểu hiện bất thường này.

Lưu ý người bị ung thư dạ dày sau phẫu thuật cần tránh ăn các thức ăn cay, nóng và có chứa axit. Ngoài ra, không được sử dụng bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích khác có hại cho dạ dày.
Thời gian đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
2. Chế độ nghỉ ngơi
Bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh và lao động quá sức. Trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật người bệnh nên nằm ngỉ ngơi và hạn chế đi lại.
3. Theo dõi các biến chứng
Những biến chứng có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày là xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng vết mổ, đầy hơi, trướng bụng.. Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ về các biểu hiện bất thường để có phương pháp khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, người bệnh cần vệ sinh vết mổ thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
Sau khi phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân nên ở lại bệnh viện viện trong khoảng từ 6-8 ngày để được theo dõi và điều trị tốt nhất. Trước khi ra viện, người nhà sẽ được hướng dẫn cụ thể về quy trình chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu, hướng dẫn cách uống thuốc và xử lý các biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm ung thư thanh quản tại đây: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-thanh-quan.aspx

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Ung thư dạ dày có nguyên nhân từ đâu

Vi khuẩn HP trong bệnh ung thư dạ dày được biết như thế? nó có phải là nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày không? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết thêm thông tin chi tiết hơn.
Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Nó có thể tăng trưởng dọc theo thành dạ dày vào thực quản hoặc ruột non
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày. Vi khuẩn này sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. (có đến 80% ca mắc ung thư dạ dày nhiễm vi khuẩn HP). 
Vi khuẩn này thường gây nên viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, nhất là viêm mạn teo đét, đó được coi là những thay đổi tiền ung thư. Vi khuẩn HP lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…

Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, loại bỏ thành công vi khuẩn HP sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Để phát hiện sớm loại vi khuẩn này, bạn có thể thể đến bất kỳ bệnh viện chuyên khoa nào có trang bị đầy đủ thiết bị sinh thiết mảng HP, trong đó có.
Khi đi khám, bên cạnh việc làm các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP, bạn sẽ được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn về loại vi khuẩn này cũng như những phương pháp làm hạn chế khả năng mắc ung thư dạ dày.
Cách điều trị ung thư dạ dày được dựa trên thời gian phát hiện ra bệnh