Thông tin cần thiết cho cuộc sống

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 điều trị như thế nào

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 điều trị như thế nào?
Ung thư buồng trứng là một trong các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Ở giai đoạn I, ung thư mới chỉ phát triển ở trong buồng trứng và chưa lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư buồng trứng xuất hiện trên bề mặt buồng trứng (ung thư tế bào biểu mô) là loại phổ biến nhất. Đây là loại ung thư sẽ được trình bày chi tiết trong bài. Ung thư buồng trứng bắt đầu từ tế bào sản xuất trứng (u tế bào mầm) và ung thư buồng trứng bắt đầu ở mô đệm xung quanh buồng trứng (u mô đệm) là những loại ung thư ít gặp và không được trình bày trong tập thông tin này.

Ung thư buồng trứng biểu mô

Ung thư biểu mô buồng trứng có triệu chứng như thế nào?
Ung thư biểu mô buồng trứng (bệnh liên quan đến các tế bào ở bên ngoài bề mặt của buồng trứng là loại thường gặp nhất và chiếm 85 – 90%
Cổ trướng là sự tích tụ của chất lỏng trong bụng do ung thư từ buồng trứng lan sang các tế bào lót bên trong khoang bụng. Các tế bào ung thư buồng trứng lan đến màng bụng và tạo ra chất lỏng trong ổ bụng bệnh nhân gây sưng vùng bụng nghiêm trọng. Khi chất lỏng này gây áp lực trên các cơ quan bụng và cơ hoành (cơ phân cách khoang ngực và khoang bụng) sẽ dẫn tới một số triệu chứng như đau bụng, chán ăn, nôn mửa và khó thở.
Tắc nghẽn tiêu hóa
Ở giai đoạn cuối, các tế bào  ung thư buồng trứng cũng thường lan rộng đến bề mặt của ruột gây hiện tượng dính. Những vết dính trên bề mặt ruột tạo thành mô sẹo xơ gây trở ngại cho sự co thắt bình thường của ruột. Tình trạng dính bề mặt ruột cũng gây ra tắc nghẽn đường ruột khiến thức ăn và chất lỏng không thể đi qua, dẫn đến chướng bụng và đau bụng nghiêm trọng.

Ung thư vú và triệu chứng tái phát

Ung thư vú và triệu chứng tái phát không?  Ung thư vú tái phát là gì? bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thêm thông tin. Ngay cả khi đã kết thúc điều trị, ung thư vẫn có khả năng quay trở lại trong vòng 2 – 5 năm đầu tiên. Theo các nhà nghiên cứu, việc phát hiện sớm các triệu chứng ung thư vú tái phát có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư vú
triệu chứng của ung thư vú tái phát

Ung thư gan có nguy cơ cao nhất

Bệnh ung thư gan có nguyên nhân từ đâu? hiện nay ung thư gan chưa tìm ra, hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân gây ung thư gan chính, nhưng mà những người có nguy cơ cao bị ung thư gan là:
Giới tính: phần lớn các ca mắc ung thư gan là nam giới
Viêm gan virus: những người bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) hoặc bệnh viêm gan siêu vi C (HCV) có nguy cơ ung thư gan cao hơn so với người bình thường.
Xơ gan: xơ gan gây nên tình trạng hình thành mô sẹo trong gan và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.

Ung thư đại trực tràng có chữa được không

Ở giai đoạn I của ung thư trực tràng, khối u khu trú trong trực tràng, có thể đã xâm lấn qua lớp đầu tiên của trực tràng vào những tầng sâu hơn nhưng vẫn chưa lan ra khỏi thành trực tràng. Trường hợp của người thân bạn là một trong số ít các trường hợp có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu được chữa trị tích cực, khả năng chữa khỏi bệnh là khoảng 87%.

Về điều trị ung thư trực tràng, phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng chính ở giai đoạn này. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
Cắt đoạn trực tràng.

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3

Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3
Ở giai đoạn III của ung thư trực tràng, khối u đã xâm lấn vào các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn những bộ phận khác của cơ thể. Đa số trường hợp, bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn III được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với xạ trị và hóa trị bổ trợ.


Thông thường, trước khi phẫu thuật, người bệnh ung thư đại trực tràng được chỉ định thực hiện xạ trị kết hợp hóa trị để làm thu nhỏ kích thước khối u, giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn, giảm biến chứng và nguy cơ ung thư tái phát ở vùng chậu sau điều trị. Sau đó, khối u trực tràng và các hạch bạch huyết lân cận sẽ được cắt bỏ. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng nhất là cắt đoạn trực tràng chứa khối u và nối đoạn còn lại với hậu môn. Ngoài ra, tùy vào vị trí của khối u trên trực tràng mà có thể lựa chọn thực hiện phẫu thuật Miles (cắt bỏ trực tràng qua đường bụng và tầng sinh môn sau đó làm hậu môn nhân tạo) hoặc phẫu thuật cắt trước thấp (phẫu thuật bảo tồn cơ thắt)… Sau khi phẫu thuật, bác sĩ thường chỉ định thực hiện hóa trị để tiêu diệt những tế bào ung thư chưa được loại bỏ trong phẫu thuật và giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân, chúng tôi cần căn cứ vào bệnh trạng cụ thể của người bệnh bao gồm vị trí, kích thước của khối u, mức độ xâm lấn cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Bạn nên đưa người thân đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Xem thêm bệnh ung thư thực quản tại đây: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-thuc-quan.aspx

Ung thư dạ dày có nguyên nhân từ đâu

Vi khuẩn HP trong bệnh ung thư dạ dày được biết như thế? nó có phải là nguyên nhân gây nên ung thư dạ dày không? Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn biết thêm thông tin chi tiết hơn.
Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Nó có thể tăng trưởng dọc theo thành dạ dày vào thực quản hoặc ruột non
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày. Vi khuẩn này sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. (có đến 80% ca mắc ung thư dạ dày nhiễm vi khuẩn HP). 
Vi khuẩn này thường gây nên viêm niêm mạc dạ dày mạn tính, nhất là viêm mạn teo đét, đó được coi là những thay đổi tiền ung thư. Vi khuẩn HP lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…

Các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà tiêu hóa đã chứng minh rằng, loại bỏ thành công vi khuẩn HP sẽ làm giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm rõ rệt nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Để phát hiện sớm loại vi khuẩn này, bạn có thể thể đến bất kỳ bệnh viện chuyên khoa nào có trang bị đầy đủ thiết bị sinh thiết mảng HP, trong đó có.
Khi đi khám, bên cạnh việc làm các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HP, bạn sẽ được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn về loại vi khuẩn này cũng như những phương pháp làm hạn chế khả năng mắc ung thư dạ dày.
Cách điều trị ung thư dạ dày được dựa trên thời gian phát hiện ra bệnh