Các tế bào bị bệnh bạch cầu được phân loại tại thời điểm chẩn đoán thành bệnh tế bào B hoặc bệnh tế bào T và được nghiên cứu để kiểm tra xem liệu có bất kỳ thay đổi nhiễm sắc thể hoặc phân tử ở cấp độ ADN hay không. Ngoài ra, sự giảm các tế bào bị bệnh bạch cầu cả trong máu và trong tủy xương cũng được giám sát chặt chẽ trong quá trình điều trị. Đây là những việc làm cần thiết để xác định tiên lượng bệnh ở trẻ.
Hầu hết các tác dụng phụ của việc điều trị bệnh ung thư bạch cầu lympho ác tính đến từ hóa trị. Hóa trị tiêu diệt các tế bào bạch cầu bị bệnh – loại tế bào sinh sản nhanh chóng, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường phát triển nhanh như các tế bào từ tóc, ruột, miệng và tủy xương.
Các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, loét miệng và rụng tóc thường xảy ra nhưng chỉ mang tính tạm thời. Với những tác dụng phụ phổ biển như thiếu máu và giảm tiểu cầu có thể khiến cháu khó chịu, khi đó bác sỹ sẽ áp dụng một số biện pháp hạn chế tác dụng phụ giúp cháu cảm thấy thoải mái hơn. Trường hợp cần ngăn ngừa tác dụng phụ có hại do thiếu máu và do số lượng tiểu cầu thấp gây chảy máu, việc điều trị truyền máu sẽ được chỉ định.
Hóa trị có thể có các tác dụng phụ dài hạn như ảnh hưởng đến tim, chức năng nội tiết và khả năng sinh sản sau này. Ngoài ra cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư thứ hai về sau, đặc biệt là khi sử dụng tia xạ, tuy nhiên, nguy cơ này rất ít và có thể được kiểm soát tốt nhờ việc thăm khám định kỳ.
Bác sĩ mơ trưởng khoa hóa chất:
Xem thêm thông tin tại đây:
http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-te-bao-mau.aspx
http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-te-bao-mau.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét