Ung thư buồng trứng chữa khỏi không? sau khi điều trị có cần chú ý việc gì không? có cần tránh những gì không?
Một số dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng có thể bao gồm:
- Đau lưng, mỏi cổ, đau vùng bụng dưới
- Kém ăn, cơ thể mệt mỏi
- Đi tiểu thường xuyên (bị tiểu són, khó tiểu)
- Bị các rối loạn tiêu hóa: trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, táo bón, tiêu chảy
- Giảm cân đột ngột
- Chảy máu âm đạo bất thường
Với các triệu chứng trên của bạn, chưa thể kết luận chắc chắn là bạn bị ung thư buồng trứng hay không vì có một số bệnh về đường tiêu hóa, phụ sản cũng có triệu chứng tương tự. Để có thể biết được chính xác nguyên nhân của các triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học và từ thống kê thực tế thì tuổi tác là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo độ tuổi của người phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng được phát hiện đều là các phụ nữ đã mãn kinh, có độ tuổi ngoài 50. Nguy cơ cao nhất là ở độ tuổi 60. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở những phụ nữ trẻ hơn.
Khả năng điều trị ung thư buồng trứng còn tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn nào. Khoảng 80 – 90% các trường hợp mắc ung thư buồng trứng được chữa khỏi nếu bệnh còn ở các giai đoạn đầu. Càng ở các giai đoạn nặng thì khả năng chữa khỏi bệnh càng thấp và việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bạn nên đi tầm soát ung thư buồng trứng 1 năm 1 lần (hoặc 6 tháng 1 lần với những người có nguy cơ cao) để có thể sớm phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét