Thông tin cần thiết cho cuộc sống: Có thể bị liệt sau khi điều trị ung thư tuyến nước bọt

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Có thể bị liệt sau khi điều trị ung thư tuyến nước bọt

Có bị liệt mặt sau khi phẫu thuật điều trị ung thư tuyến nước bọt?
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến được dùng trong điều trị ung thư tuyến nước bọt. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn phương pháp phẫu thuật điều trị trên có gây liệt mặt không? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi trả lời một phần cho thắc mắc trên.





Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh hiếm gặp nhưng những năm gần đây bệnh đã trở nên phổ biến. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Một số phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt hiện nay là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phụ thuộc vào khối u là lành tính hay ác tính, vị trí phát sinh và kích thước khối u các bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Phẫu thuật khối u là phương thức điều trị ban đầu trong hầu hết các trường hợp ung thư. Phẫu thuật điều trị ung thư tuyến nước bọt các bác sỹ cần tiến hành cắt rộng khối u để có mép cắt không chứa các tế bào ung thư. Thao tác này có thể phải cắt đến da vùng mặt và vùng cổ, phần mô mềm và mô tiếp giáp, xương hàm dưới hoặc xương thái dương. Nguyên tắc hàng đầu trong phẫu thuật điều trị ung thư tuyến nước bọt là bảo tồn hoạt động của các dây thần kinh mặt. Đây là một công việc đòi hỏi sự chính xác cao của bác sỹ thực hiện, sự can thiệp của các thiết bị y tế hiện đại. Ngoài ra, sự thành công của ca mổ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, vị trí, kích thước khối u. Người nhà bệnh nhân và bác sỹ trước khi tiến hành phẫu thuật cần có sự trao đổi rõ ràng về những rủi do có thể xảy ra, bao gồm cả nguy cơ liệt mặt sau điều trị.

Trong một số trường hợp các bác sỹ buộc phải tiến hành loại bỏ một số dây thần kinh mặt trong trường hợp được chỉ định khối u đã xâm lấn sang dây thần kinh.

Đối với ung thư biểu mô tuyến đã xâm lấn vào dây thần kinh thì phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh số VII được chỉ định. Các trường hợp bị đứt hay gãy dây thần kinh số VII có thể tiến hành nối ghép. Chống chỉ định nối ghép dây thần kinh trong các trường hợp khối u đã lan rộng.

Ngoài phương pháp phẫu thuật thì xạ trị và hóa trị cũng được sử dụng trong điều trị bệnh nhưng ở giai đoạn muộn hơn, khi các khối u đã ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh và có dấu hiệu di căn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét